Việc giao tiếp giữa Vi điều khiển và máy tính là bài lập trình khá quan trọng khi ta làm việc với các dòng Vi điều khiển khác nhau. Với Vi điều khiển PIC cũng vậy, trong mỗi IC PIC đều có tích hợp một khối giao tiếp máy tính USART. Ta sử dụng khối giao tiếp này để truyền dữ liệu lên máy tính và xử lý dữ liệu đó tùy vào mục đích của người lập trình. Để nhận dữ liệu do Vi điều khiển truyền lên máy tính ta có thể sử dụng các phần mềm giao tiếp COM có sẵn hay viết một chương trình mới, sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C++, VB hay Delphi… Trong chương trình ví dụ dưới đây tôi sử dụng công cụ sẵn có của CCS là Serial Port Monitor để truyền và nhận dữ liệu từ PIC.
Sơ đồ mạch điện ORCAD. Mạch sử dụng IC MAX232 để kết nối đến cổng COM của
máy tính. Mạch đơn giản chỉ nhằm mục đích giới thiệu khối giao tiếp máy tính của PIC và
cách lập trình cho nó trong CCS.
Trong chương trình ta có sử dụng hàm xử lý ngắt nối tiếp để xử lý ký tự nhân được từ máy
tính. Khi có ngắt xảy ra, ta gọi hàm getc() sẽ trả về ký tự vừa nhận được. Trên màn hình LCD
sẽ hiển thị ký tự mà ta gõ từ bàn phím máy tính.
enable_interrupts(int_rda);
enable_interrupts(GLOBAL);
lcd_init(); // Khởi tạo cho LCD
lcd_putcmd(0x01);
lcd_putcmd(line_1);
printf(ʺEnter a String.ʺ);
printf(ʺOr anything you want!ʺ);
while (1) {}
}
Mô tả chương trình: Trên đây là chương trình giao tiếp với máy tính, ta thấy trong CCS để sử dụng giao tiếp nối tiếp ta chỉ cần khai báo #use rs232(). Các hàm giao tiếp với máy tính mà CCS hỗ trợ là:
‐ putc(char ky_tu) : Gửi một ký tự ASCII lên máy tính
‐ getc() : Hàm trả về một ký tự nhận được từ máy tính
‐ printf(string): hàm gửi một chuỗi ký tự lên máy tính
0 nhận xét:
Đăng nhận xét